VIETNAM CERT là đơn vị được Bộ Công thương chỉ định chứng nhận hợp quy dệt may, chứng nhận hợp quy quần áo. VIETNAM CERT giới thiệu về các quy định trong hoạt động chứng nhận hợp quy hàng dệt may để các doanh nghiệp được nắm rõ hơn.

1. Chứng nhận hợp quy quần áo có bắt buộc không ? 

Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ Công thương ban hành Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may mang số hiệu QCVN 01/2017/BCT. Do đó hoạt động chứng nhận hợp quy quần áo, chứng nhận hợp quy dệt may là bắt buộc.

2. Thế nào là chứng nhận hợp quy quần áo ?

Chứng nhận hợp quy quần áo là việc đánh giá quy trình sản xuất, lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT để đưa ra kết luận sản phẩm quần áo đạt hay không đạt quy chuẩn. Nếu đạt yêu cầu thì sản phẩm sẽ được cấp chứng nhận hợp quy QCVN 01/2017/BCT và được mang dấu CR.

Đối với các đơn vị sản xuất, may mặc quần áo trong nước, VIETNAM CERT sẽ tới đánh giá tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm để cấp hợp quy.

Đối với các đơn vị nhập khẩu quần áo thì VIETNAM CERT sẽ đánh giá hợp quy quần áo và lấy mẫu tại cảng hoặc kho hàng.

3. Căn cứ pháp lý của việc chứng nhận hợp quy quần áo:

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may mang
  • Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT – Mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may
  • Thông tư 07/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung thông tư 21/2017/TT-BCT
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật
  • Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung thông tư 28/2012/TT-BKHCN 

4. Các sản phẩm quần áo nào phải chứng nhận hợp quy:

Theo quy định tại Thông tư 21/2017/TT-BCT và Quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT thì các sản phẩm quần áo đều phải chứng nhận hợp quy. Các sản phẩm này trước khi đưa ra thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy (dấu CR) và phải được Công bố hợp quy tại Sở Công thương.

Để biết rõ hơn doanh nghiệp có thể xem Danh mục sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy

5. Doanh nghiệp nào cần chứng nhận hợp quy quần áo.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, may mặc, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may, quần áo trước khi đưa ra thị trường Việt Nam đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy. Do đó có thể thấy các doanh nghiệp may mặc nhỏ lẻ tới các doanh nghiệp lớn đều phải thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi đưa sản phẩm quần áo ra thị trường

Đọc thêm: Chứng nhận hợp quy dệt may

Các sản phẩm sau không phải chứng nhận hợp quy quần áo cũng như chứng nhận hợp quy dệt may:

a) Hành lý của người nhập cảnh; tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân trong định mức miễn thuế;

b) Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân ngoại giao, tổ chức quốc tế trong định mức miễn thuế;

c) Hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất;

d) Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; hàng hóa tạm nhập – tái xuất; hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; hàng đưa vào kho ngoại quan (không áp dụng đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa vào nội địa để tiêu thụ);

đ) Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế;

e) Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức miễn thuế;

Chứng nhận hợp quy quần áo, chứng nhận hợp quy dệt may là bắt buộc

6. Khi chứng nhận hợp quy quần áo sẽ thử nghiệm những chỉ tiêu nào ?

Các chỉ tiêu cần thử nghiệm khi chứng nhận hợp quy quần áo được quy định cụ thể như sau:

a. Mức giới hạn về hàm lượng formaldehyt

Hàm lượng formaldehyt trong quần áo và các sản phẩm dệt may không được vượt quá các giá trị quy định như sau:

  • Quần áo cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi: Hàm lượng formaldehyt tối đa 30 mg/kg
  • Quần áo tiếp xúc trực tiếp với da: Hàm lượng formaldehyt tối đa 75 mg/kg
  • Các loại quần áo khác: Hàm lượng formaldehyt tối đa 300 mg/kg

b. Mức giới hạn về hàm lượng các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo

Hàm lượng mỗi amin thơm không được vượt quá 30 mg/kg

7. Các bước chứng nhận hợp quy quần áo:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy quần áo: Doanh nghiệp cung cấp thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm đăng ký chứng nhận

Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá: VIETNAM CERT sẽ báo giá và thực hiện ký kết hợp đồng chứng nhận với doanh nghiệp

Bước 3: Tiến hành đánh giá chứng nhận hợp quy quần áo và lấy mẫu thử nghiệm: VIETNAM CERT sẽ đánh giá quy chuẩn tại nhà máy sản xuất (đối với các đơn vị sản xuất, chứng nhận theo PT5) và đánh giá tại cảng hoặc tại kho (đối với đơn vị nhập khẩu, chứng nhận theo PT7). Sau khi đánh giá xong sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy quần áo: Sau khi có kết quả đánh giá và thử nghiệm đạt yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 01/2017/BCT doanh nghiệp sẽ được VIETNAM CERT cấp giấy chứng nhận hợp quy và mẫu tem hợp quy.

Bước 5: Công bố hợp quy: VIETNAM CERT sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy tại Sở Công thương.

(Quy trình này cũng áp dụng cho đánh giá chứng nhận hợp quy dệt may nói chung)

VIETNAM CERT là đơn vị cấp chứng nhận hợp quy quần áo và chứng nhận hợp quy dệt may:

VIETNAM CERT là được Bộ Công thương chỉ định chứng nhận hợp quy dệt may, chứng nhận hợp quy quần áo. Các văn phòng của VIETNAM CERT khắp cả nước do đó sẽ phục vụ doanh nghiệp nhanh chóng và tiết kiệm.

Hãy liên hệ VIETNAM CERT theo số hotline 0945.46.40.47 hoặc email chnam@vnce.vn để được chứng nhận.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *