VIETNAM CERT giới thiệu Quy trình kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đối với các mặt hàng thuộc quản lý của Bộ LĐTBXH theo Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu và chứng nhận hợp quy

  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
  • Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) kèm theo mã hàng hóa (HS).
  • Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
  • Các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng

Xem thêm: Bộ Lao động Thương binh Xã hội ban hành danh mục hàng hóa nhóm 2 – Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

2. Cơ quan tiếp nhận Đăng ký kiểm tra hàng nhập khẩu và chứng nhận hợp quy

a. Cơ quan tiếp nhận và cấp kết quả kiểm tra hàng nhập khẩu:

  • Cục An toàn – Bộ LĐTBXH đối với mục 1; 2 và mục 13 đến 18 trong danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH
  • Sở LĐTBXH tỉnh thành đối với các mục còn lại của danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

b. Cơ quan thực hiện chứng nhận hợp quy: tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định (như VIETNAM CERT)

3. Hồ sơ Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy gồm có:

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và giấy đăng ký chứng nhận hợp quy (tải mẫu chứng nhận hợp quy; Tải mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng)
  • Hợp đồng (Contract) (bản sao).
  • Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao).
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng (CQ)
  • Hồ sơ kỹ thuật (bắt buộc đối với thiết bị máy móc)
  • Test Report (bắt buộc).
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa (nếu có)
  • Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)
  • Giấy chứng nhận hợp quy (dùng để làm thủ tục kiểm tra hàng nhập khẩu)

Chú ý:

  • Doanh nghiệp cần chuyển bị 2 bộ hồ sơ để thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng. Đối với Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và giấy đăng ký chứng nhận hợp quy doanh nghiệp cần chuyển bị 4 bản (để nộp cho Hải quan 1 bản, doanh nghiệp giữ 1 bản)
  • Đối với các mặt hàng từ Mục 1 đến 12 tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH thì bắt buộc phải có Test Report các thành phần cấu tạo hoặc toàn bộ thiết bị từ bên nhà sản xuất (ở nước ngoài). Các mục còn lại sẽ thực hiện Test Report ở tổ chức chứng nhận hợp quy.

Kiểm tra hàng nhập khẩu

4. Trình tự thực hiện chứng nhận hợp quy và kiểm tra hàng nhập khẩu

Bước 1: Doanh nghiệp nhập hàng về tới cảng

Bước 2: Doanh nghiệp chuyển bị hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên Cục An toàn hoặc Sở LĐTBXH; Nộp đăng ký chứng nhận hợp quy cho VIETNAM CERT.

Chú ý: Khi thực hiện chứng nhận hợp quy ở VIETNAM CERT thì VIETNAM CERT sẽ thay doanh nghiệp thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng ở Cục An toàn và Sở LĐTBXH. Do đó doanh nghiệp chỉ cần nộp toàn bộ hồ sơ cho VIETNAM CERT và chờ lấy kết quả

Bước 4: Nhận giấy kiểm tra hàng nhập khẩu để thông quan hàng hóa: Sau khi Cục An toàn (hoặc Sở LĐTBXH) đánh giá xong hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cục An toàn (hoặc Sở LĐTBXH) sẽ cấp Thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mang kết quả thông báo nộp cho Hải quan để thông quan hàng hóa (giải tỏa hàng). Sau đó đơn vị chứng nhận hợp quy (VIETNAM CERT) sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy lô hàng (và lấy mẫu thử nghiệm đối với mục 13 đến 18 trong danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH).

Bước 5: Hoàn thành thủ tục nhập khẩu: Sau khi VIETNAM CERT cấp giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận hợp quy cho Cục An toàn (hoặc Sở LĐTBXH) để hoàn thiện thủ tục Kiểm tra và chứng nhận hợp quy.

Chú ý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa, nộp lại Giấy chứng nhận hợp quy cho Cục An toàn (hoặc Sở LĐTBXH) . Quá thời hạn 15 ngày, nếu không nộp Giấy chứng nhận hợp quy thì Cục An toàn (hoặc Sở LĐTBXH)  sẽ gửi Thông báo cho Hải quan để xử lý.

5. VIETNAM CERT giúp gì cho Doanh nghiệp

Khi làm đăng ký chứng nhận hợp quy tại VIETNAM CERT, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ 1 lần, VIETNAM CERT sẽ thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy và Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: Liên hệ VIETNAM CERT theo số hotline để được báo giá: 0945 46 40 47 (gặp Nam)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *