Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một công cụ lưu trữ hồ sơ được hiệu chỉnh để cho phép theo dõi các mặt hàng thực phẩm cụ thể trong tất cả các quá trình cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Truy xuất nguồn gốc đã trở thành một yêu cầu pháp lý ở hầu hết các nơi trên thế giới. Truy xuất nguồn gốc không tự tăng mức độ an toàn thực phẩm, nhưng đóng góp đáng kể vào hiệu quả của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nếu được kết hợp với các biện pháp an toàn thực phẩm, chẳng hạn như các biện pháp tiếp cận dựa trên HACCP.

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Codex Alimentarius

Theo Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc / Truy tìm sản phẩm như một công cụ trong Hệ thống chứng nhận và kiểm tra thực phẩm (CAC / GL 60-2006), công cụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm hoặc theo dõi sản phẩm phải có khả năng xác định, tại bất kỳ giai đoạn cụ thể nào của chuỗi thực phẩm (từ sản xuất để phân phối), nguồn gốc thực phẩm (một bước trước) và điểm đến cuối cùng của thực phẩm (một bước sau), phù hợp với mục tiêu của hệ thống kiểm định và chứng nhận thực phẩm.

CAC xem truy xuất nguồn gốc là một yêu cầu bắt buộc đối với một số doanh nghiệp thực phẩm, ví dụ:

  • Quy tắc thực hành về phòng ngừa và hạn chế nhiễm Aflatoxin trong các loại hạt cây (CAC / RCP 59-2005),
  • Quy tắc thực hành phòng ngừa và hạn chế nhiễm Aflatoxin trong hạt đậu phộng (CAC / RCP 55-2004)
  • Nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro vi sinh (CAC / GL 63-2007).

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Liên minh châu Âu

Theo Luật Thực phẩm chung của EU, Quy định (EC) số 178/2002, truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi một loại thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, động vật nuôi làm thực phẩm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi trong tất cả các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Do đó, cần xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo có thể xác định được bất kỳ nhà cung cấp nào cho DNTP hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Theo đó, việc ghi nhãn và nhận dạng sản phẩm thông qua các tài liệu liên quan là một phần không thể thiếu của hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Ngoài luật thực phẩm của EU, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc cụ thể đã được thiết lập trong luật pháp EU hoặc các quy định đối với một số loại thực phẩm nhất định bao gồm thịt bò, cá và thực phẩm biến đổi gen, như trong các ví dụ sau:

  • Quy định (EC) số 1760/2000 thiết lập một hệ thống nhận dạng và đăng ký động vật họ trâu bò và liên quan đến việc dán nhãn thịt bò và các sản phẩm thịt bò
  • Quy định (EC) số 1420/2013 và Quy định (EU) số 1379/2013 về tổ chức thị trường các sản phẩm thủy sản và nuôi trồng thủy sản
  • Quy định (EC) số 1830/2003 về khả năng truy xuất nguồn gốc và ghi nhãn trên thực phẩm biến đổi gen và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc biến đổi gen

Những điều cần biết: Ủy ban Châu Âu (2007) đã phát hành tờ thông tin cung cấp chi tiết về phạm vi và việc thực hiện yêu các cầu truy xuất nguồn gốc.

Yêu cầu truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, nhiều nhà sản xuất, chế biến và bán lẻ phải có hệ thống truy tìm sản phẩm được áp dụng như là một phần của Đạo luật An ninh y tế và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002. Đạo luật này đòi hỏi tất cả các nhà sản xuất và chế biến phải có khả năng theo dõi một bước sau và một bước trước trong chuỗi cung ứng. Các nhà bán lẻ phải có khả năng theo dõi một bước trước.

FSMA chỉ đạo FDA xây dựng một hệ thống giúp tăng cường khả năng của FDA để theo dõi và truy xuất cả thực phẩm trong nước và nhập khẩu không đạt yêu cầu. Cụ thể, FDA, cùng với USDA và các cơ quan nhà nước, được chỉ đạo thành lập các dự án thí điểm để khám phá và đánh giá các phương pháp xác định người tiếp nhận thực phẩm như là một biện pháp phòng ngừa hoặc kiểm soát dịch bệnh bùng phát gây ra từ thực phẩm. Để hỗ trợ truy tìm các sản phẩm, FSMA cũng yêu cầu FDA thiết lập các yêu cầu lưu trữ hồ sơ đối với thực phẩm có nguy cơ cao được giao cho DNTP.

Theo “Truy xuất nguồn gốc giao thương Liên bang cho các sản phẩm chăn nuôi”, Quy tắc USDA được công bố vào ngày 9 tháng 1 năm 2013, về việc vật nuôi di chuyển giữa các tiểu bang, trừ khi được miễn trừ cụ thể, phải được định danh chính thức và kèm theo giấy chứng nhận kiểm tra thú y hoặc tài liệu liên quan khác. Các loại động vật bao gồm gia súc, bò rừng, ngựa, gia cầm, cừu, dê, lợn và hươu nai nuôi nhốt. Hướng dẫn bổ sung hiện có về truy xuất nguồn gốc dịch bệnh do động vật.

Bài viết được viện dẫn chọn lọc từ: Tổ chức Tài chính Quốc tế. 2020. Cẩm nang an toàn thực phẩm: Hướng dẫn thực tế để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vững mạnh. Washington, DC: World Bank.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *