Theo thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong năm 2020, xuất khẩu gạo chỉ đạt khoảng 6,15 triệu tấn (giảm 3,5% so với năm 2019) với giá trị 3,07 tỷ USD. Tuy khối lượng giảm nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3%. Mức giảm khối lượng xuất khẩu nguyên nhân là do phải đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.

Theo đó, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 với 32,2% thị phần, đạt 1,94 triệu tấn và 910,16 triệu USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp lớn trong ngành gạo của Việt Nam đã lần lượt xuất khẩu hưởng thuế 0% vào EU theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA). Nhờ vậy, giá gạo xuất khẩu tăng cao với giá xuất khẩu bình quân cả năm ước đạt 499 USD/tấn (tăng 13,3% so với năm 2019). Có nhiều thời điểm, giá gạo Việt Nam đã vượt Thái Lan và vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới.

Năm 2021 được dự báo tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng bởi nhu cầu về lương thực tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Philippines, các nước Đông Nam Á, châu Phi … vẫn tiếp tục tăng. Ngay từ đầu năm 2021, lô hàng 1600 tấn gạo Việt nam đã được xuất khẩu đi Singapore và Malaysia với mức giá lên đến 750 USD/tấn.

Một dự báo khả quan nữa, chúng ta vừa ký kết các hiệp định FTA như: EVFTA  – Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam; Hiệp định UKVFTA- Hiệp định Thương mại tự do Anh – Việt Nam nên chúng ta có cơ hội lớn để xuất khẩu gạo vào các nước châu Âu.Vào ngày 26/1 vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đón tin vui khi 60 tấn gạo thơm của doanh nghiệp Việt bắt đầu xuất hiện và được bán tại các siêu thị ở Anh với mức giá rất cao, lên đến 15,5 bảng Anh/10 kg (465.000 đồng/10kg). Đây là tín hiệu tích cực mà UKVFTA mang lại khi doanh nghiệp Việt đã bước đầu nắm bắt và tận dụng được cơ hội để đưa gạo Việt hiện diện tại thị trường Anh và châu Âu. Tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu sang EU và Anh chất lượng gạo cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường này, ví dụ như doanh nghiệp cần đạt được chứng nhận BRC, chứng nhận FSSC 22000, chứng nhận ISO 22000 và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác. Có thể nói, việc vào được Anh và EU sẽ giúp năng cao vị thế ngành gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới vì đây là những quốc gia có những yêu cầu vô cùng khắt khe trong vấn đề kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm – Theo ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá.

Với lịch sử lâu đời (hơn 63 năm) trong hoạt động giám định, chứng nhận. VIETNAM CERT có đủ kinh nghiệm, năng lực và cam kết mang lại cho khách hàng kết quả chứng nhận, giám định, thử nghiệm gạo chính xác, khách quan, kịp thời với mức chi phí hợp lý và thỏa mãn yêu cầu theo Hợp đồng mua bán, xuất khẩu và các yêu cầu cụ thể của khách hàng. Có thể nói sự hợp tác với VIETNAM CERT giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình xuất khẩu gạo.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *