Chương trình an toàn thực phẩm Codex Alimentarius

Codex Alimentarius là tập hợp các tiêu chuẩn, nguyên tắc thực hành, hướng dẫn và các khuyến nghị khác được quốc tế công nhận về thực phẩm, sản xuất thực phẩm và an toàn thực phẩm. Các văn bản này được phát triển và duy trì bởi CAC, một cơ quan được thành lập vào tháng 11 năm 1961 bởi Tổ chức Nông lương (FAO) của Liên Hợp Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới gia nhập vào tháng 6 năm 1962. Cùng với các tiêu chuẩn cho các loại sản phẩm thực phẩm, Codex bao gồm các tiêu chuẩn chung về thức ăn chăn nuôi, kháng thuốc kháng sinh, chất gây nhiễm bẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, dinh dưỡng, ghi nhãn và công nghệ sinh học. Các tiêu chuẩn Codex và các văn bản liên quan là tự nguyện. Các tiêu chuẩn này cần được lồng ghép vào luật hoặc quy định quốc gia để được thi hành. Codex được quy định trong các loại tài liệu, như sau:

  • Các tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm bao gồm các định nghĩa rõ ràng về các vấn đề an toàn thực phẩm khác nhau liên quan đến sản phẩm.
  • Các hướng dẫn chung trong hầu hết mọi khía cạnh của quản lý an toàn thực phẩm.
  • Các nguyên tắc thực hành chung về thực hành vệ sinh thực phẩm cho nhiều loại sản phẩm và hướng dẫn phòng ngừa các mối nguy cụ thể về an toàn thực phẩm.

Quy định an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu

EU gia nhập Codex Alimentarius năm 2003 và chấp nhận các nghĩa vụ ràng buộc trong Codex. Các chỉ thị và quy định chính về an toàn thực phẩm của EU đều lấy CAC làm cơ sở cho các yêu cầu liên quan.

Trong số các quy định chính về thực phẩm của EU là Quy định (EC) số 178/2002, Luật Thực phẩm chung, quy định các nguyên tắc và yêu cầu chung của luật thực phẩm và các khái niệm chung về pháp luật thực phẩm trong EU và đảm bảo cách tiếp cận nhất quán đối với sự phát triển của luật thực phẩm quốc gia ở các nước trong liên minh EU (hình 2.1). Quy định này đưa ra các nguyên tắc chung của luật thực phẩm EU để các quốc gia thành viên tuân theo. Mục tiêu chính là đảm bảo việc lưu hành tự do của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi an toàn tại EU vì sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân.

Ngoài ra còn có một bộ quy định về vệ sinh được thông qua để tăng cường sự nhất quán trong chuỗi thực phẩm. Những quy định này như sau:

  • Quy định (EC) số 852/2004 về vệ sinh thực phẩm (yêu cầu chung về vệ sinh đối với sản xuất thực phẩm)
  • Quy định (EC) số 853/2004, quy định các quy tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật và các nguyên tắc vệ sinh cơ bản cho các doanh nghiệp ở tất cả các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm của các sản phẩm động vật
  • Quy định (EC) số 625/2017 gồm các quy tắc cụ thể về việc tổ chức kiểm soát chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật dành cho người tiêu dùng và kiểm tra xác nhận sự tuân thủ quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, sức khỏe động vật và các quy tắc phúc lợi động vật, từ đó thiết lập các nguyên tắc kiểm soát đối với các thành viên EU và các nước thứ ba.
Luật an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu
Luật an toàn thực phẩm của Liên minh Châu Âu

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2017, Quy định (EC) số 625/2017, quy định kiểm soát chính thức đã được chấp nhận bởi Nghị viện châu Âu và có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2017. Quy định này đơn giản hóa và giảm tình trạng phân mảnh pháp lý. Quy định này bãi bỏ Quy định số 854/2004 về kiểm soát chính thức đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật dành cho người tiêu dùng và Quy định số 882/2004 về kiểm soát chính thức đối với kiểm tra xác nhận sự tuân thủ quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, sức khỏe động vật và các quy tắc phúc lợi động vật. Ngoài ra, quy định này cũng bãi bỏ thêm tám quy định và chỉ thị và quyết định và sửa đổi một số văn bản luật khác. Trước đây, mỗi phân khúc của chuỗi cung ứng, như phúc lợi động vật, dư lượng thuốc trừ sâu, kiểm soát các sản phẩm có nguồn gốc động vật, v.v., đều có quy định riêng.

Dưới đây là một số quy định hỗ trợ liên quan đến các chủ đề an toàn thực phẩm cụ thể:

  • Quy định (EC) số 2073/2005 về các chỉ tiêu vi sinh cho thực phẩm;
  • Quy định (EC) số 1881/2006 về mức độ cho phép tối đa đối với một số chất gây nhiễm bẩn trong thực phẩm;
  • Quy định (EC) số 2074/2005 thiết lập các biện pháp thực hiện đối với một số sản phẩm theo Quy định;
  • Quy định (EC) số 1760/2000 thiết lập hệ thống nhận dạng và đăng ký động vật họ trâu, bò và liên quan đến việc dán nhãn thịt bò và các sản phẩm từ thịt bò;
  • Quy định (EU) số 1169/2011 về việc cung cấp thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng.

Quy định an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ

Vì Hoa Kỳ đã là thành viên của CAC từ năm 1963; các nhà lập pháp và các cơ quan có trách nhiệm ở đây có xu hướng đảm bảo sự hài hòa giữa luật pháp và quy định về an toàn thực phẩm của Mỹ với các yêu cầu của Codex. Hệ thống quản lý thực phẩm Hoa Kỳ bao gồm nhiều đạo luật, quy tắc và quy định. Phần tổng quan này tập trung vào các quy định liên bang về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc thực thi pháp luật, và chịu trách nhiệm quản lý vấn đề vệ sinh thực phẩm và xử lý thực phẩm an toàn của nhà bán lẻ thực phẩm, các dịch vụ cung cấp thực phẩm và các hoạt động cung cấp thực phẩm.

Các đạo luật chính về an toàn thực phẩm của Mỹ như sau:

FSMA trao quyền cho Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) triển khai hệ thống dựa trên cơ sở khoa học để giải quyết các mối nguy về an toàn thực phẩm và chuyển trọng tâm vào việc ngăn ngừa thay vì chỉ xử lý nhiễm bẩn thực phẩm. Đạo luật áp dụng cho các loại thực phẩm do FDA quản lý, bao gồm tất cả các sản phẩm thực phẩm trong nước và nhập khẩu, ngoại trừ thịt, gia cầm và các sản phẩm từ trứng, được quy định bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Đạo luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm năm 1938, có sửa đổi, là một bộ luật cho phép FDA giám sát mức độ an toàn và hiệu quả của thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm do FDA quản lý.

Đạo luật liên bang về thanh tra sản phẩm thịt năm 1906 sửa đổi, đã được thông qua để ngăn chặn sự gian lận và việc gắn nhãn hiệu sai/giả của thịt và các sản phẩm từ thịt, trước khi đem bán làm thực phẩm và đảm bảo thịt và các sản phẩm từ thịt được giết mổ và chế biến trong điều kiện vệ sinh tốt. Đạo luật này cũng quy định việc kiểm tra các sản phẩm thịt nhập khẩu để đảm bảo việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ.

Đạo luật về thanh tra sản phẩm gia cầm năm 1957 sửa đổi, quy định việc chế biến và phân phối các sản phẩm gia cầm và yêu cầu các tiêu chuẩn và thực hành vệ sinh nhất định, cũng như các tiêu chuẩn về nhãn mác và bao bì, để ngăn chặn việc kinh doanh các sản phẩm gia cầm bị làm giả hoặc ghi nhãn hiệu sai/giả. USDA chịu trách nhiệm thực thi và tổ chức kiểm tra trên tất cả các sản phẩm gia cầm thương mại giữa các tiểu bang và thanh kiểm tra lại các sản phẩm nhập khẩu.

FDA chia sẻ trách nhiệm với USDA về an toàn sản phẩm trứng. Theo Đạo luật về thanh tra sản phẩm trứng năm 1970 sửa đổi, USDA chịu trách nhiệm về sự an toàn của các sản phẩm trứng ở dạng lỏng, đông lạnh và dạng bột, được sản xuất trong nước và nhập khẩu, và để sử dụng an toàn hoặc tiêu hủy trứng bị hư hỏng hoặc bị nhiễm bẩn.

Đạo luật liên bang về thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm và thuốc diệt động vật gặm nhấm năm 1947 sửa đổi, đưa ra các quy định liên bang về phân phối, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ sâu . Tất cả các loại thuốc trừ sâu được phân phối hoặc bán tại Hoa Kỳ phải được đăng ký (cấp phép) bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ .

Đạo luật An ninh y tế và sẵn sàng đối phó với khủng bố sinh học năm 2002 (Đạo luật Khủng bố sinh học) yêu cầu phải đăng ký các cơ sở thực phẩm, thiết lập và duy trì hồ sơ, và thông báo trước về thực phẩm nhập khẩu. Từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, những cơ sở đã đăng ký cần đăng ký lại với FDA. Đạo luật Khủng bố sinh học cũng cấp cho FDA quyền hạn thực thi bổ sung. Để thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm, các cơ quan quản lý, bao gồm cả FDA và USDA, ban hành các quy tắc và quy định được gọi là quy phạm hành chính. Một ví dụ là Quy định thanh tra sản phẩm gia cầm đã được đề cập ở phần trên. Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ (CFR) là bộ pháp điển quy định các quy tắc và quy định chung, lâu dài được các Bộ ban ngành của chính phủ Hoa Kỳ công bố trong Công báo Liên bang.

Ngoài ra, các cơ quan thẩm quyền cũng công bố các tài liệu hướng dẫn và khuyến nghị cho cả ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Các tài liệu này không tạo ra hoặc trao quyền cho bất kỳ cá nhân nào và không có hiệu lực ràng buộc FDA hoặc cơ quan nào mà chỉ phản ánh tầm nhìn của FDA về một số vấn đề nhất định. Ví dụ, FDA công bố Quy tắc thực phẩm, đây là một bộ hướng dẫn và quy trình nhằm hỗ trợ cho các quy định về kiểm soát thực phẩm bằng cách cung cấp cơ sở kỹ thuật và pháp lý để quản lý ngành bán lẻ và dịch vụ thực phẩm, bao gồm các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa.

Quy định an toàn thực phẩm của Úc, Trung Quốc và Nhật Bản

Mặc dù chương của IFC tập trung chính vào các quy định an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến xuất khẩu thực phẩm sang EU và Hoa Kỳ, nhưng cũng cung cấp thêm thông tin về các chế độ pháp lý ở các quốc gia khác. Một nguồn thông tin hữu ích về xuất khẩu thực phẩm sang nhiều nước là Mạng Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu USDA. Mạng này tổng hợp nhiều thông tin bổ ích về các luật và quy định có liên quan, ví dụ như Úc, Trung Quốc và Nhạt Bản (uSdA 2018a, 2018b, 2019).

(Bài viết được viện dẫn chọn lọc từ: Tổ chức Tài chính Quốc tế. 2020. Cẩm nang an toàn thực phẩm: Hướng dẫn thực tế để xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vững mạnh. Washington, DC: World Bank.)

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *