Nhiều doanh nghiệp được yêu cầu phải thực hiện chứng nhận TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) hoặc chứng nhận QCVN (Quy chuẩn Việt Nam), tuy nhiên lại không hiểu rõ về hai khái niệm này. VIETNAM CERT sẽ giới thiệu về sự khác nhau giữa TCVN và QCVN.

Khái niệm TCVN và QCVN:

  • TCVN – viết tắt của từ Tiêu chuẩn Việt Nam hay còn gọi là Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia (Việt Nam),
  • QCVN- viết tắt của từ Quy chuẩn Việt Nam hay là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Việt Nam)

Về nội dung:

TCVN và QCVN đều đưa ra các yêu cầu về chỉ tiêu của sản phẩm, dịch vụ, cụ thể:

  • TCVN – Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
  • QCVN – Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lýsản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Nội dung của quy chuẩn có thể được lấy từ một phần hoặc toàn bộ của tiêu chuẩn.

Cơ quan ban hành:

  • TCVN được Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
  • QCVN – Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Ví dụ Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD cho hàng hóa Vật liệu xây dựng

Tính pháp lý:

  • QCVN bắt buộc phải áp dụng. Những doanh nghiệp nào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc phạm vi của quy chuẩn thì doanh nghiệp đó bắt buộc phải thực hiện chứng nhận hợp quy (chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn – QCVN).
  • TCVN áp dụng tự nguyện: Việc áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn (chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn – TCVN) là tự nguyện. Trừ trường hợp các TCVN được viện dẫn áp dụng trong thông tư, nghị định hoặc văn bản luật. Lúc đó có thể nói chứng nhận hợp chuẩn sẽ thành chứng nhận hợp quy
Mẫu dấu chứng nhận hợp quy và hợp chuẩn

Đối tượng áp dụng:

Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Sản phẩm, hàng hoá;
  • Dịch vụ;
  • Quá trình;
  • Môi trường;
  • Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

  • Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
  • Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế – kỹ thuật.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *